Vốn điều lệ ngân hàng là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Với những người làm việc trong chuyên ngành tài chính ngân hàng, thuật ngữ “Vốn điều lệ ngân hàng” không còn là một khái niệm quá xa lạ vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư.

Vốn điều lệ ngân hàng là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Vốn điều lệ ngân hàng là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào?

1. Vốn điều lệ ngân hàng là gì?

Vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập doanh nghiệp đối với công ty cổ phần.

Với hình thức hoạt động của hầu hết ngân hàng thương mại cổ phần được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp cổ phần, các cổ đông có thể chọn các hình thức góp vốn bằng mua cổ phiếu được phát hành lần đầu của ngân hàng.

2. Ý nghĩa của vốn điều lệ ngân hàng

Thứ nhất: do bản chất hoạt động của ngân hàng là kinh doanh tín dụng, với nguồn vốn cực kỳ lớn. Vốn điều lệ ngân hàng do nhiều thành viên đóng góp giúp cho bản thân ngân hàng có đủ nguồn vốn để duy trì hoạt động của mình.

Thứ hai: Việc phân định rõ vốn điều lệ ngân hàng là cơ sở để xác định tỷ lệ phần vốn góp hay sở hữu cổ phần của công ty. Đây sẽ là nguồn thông tin chính để phân chia lợi nhuận trong trường hợp ngân hàng hoạt động có lãi, hoặc phân chia rủi ro khi hoạt động của ngân hàng đang gặp nguy hiểm.

Vốn điều lệ là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Vốn điều lệ là gì và đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Thứ ba: Đối với các ngân hàng cổ phần, tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ còn ảnh hưởng đến quyết định của một thành viên tới hoạt động của cả ngân hàng, dựa vào hình thức bỏ phiếu biểu quyết.

Lượng vốn điều lệ lớn của một ngân hàng còn ảnh hưởng đến mức độ đồng ý đầu tư của nhà đầu tư, hoặc đối với những người gửi tiền thông minh. Họ sẽ nhìn vào vốn điều lệ của ngân hàng để ra quyết định nên gửi tiền vào ngân hàng nào.

3. Quy định pháp luật về vốn điều lệ

Căn cứ Khoản 1, Điều 5 Thông tư 09/2010/TT-NHNN đã quy định về vốn điều lệ ngân hàng như sau:

Điều 5. Điều kiện cấp Giấy phép

  1. Vốn điều lệ
  2. Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định theo quy định của pháp luật tại thời điểm thành lập;
  3. Vốn điều lệ được góp bằng đồng Việt Nam;
  4. Nguồn vốn góp thành lập ngân hàng:

(i) Các tổ chức, cá nhân không được dùng vốn ủy thác, vốn vay của các tổ chức, cá nhân khác để góp vốn và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn góp;

(ii) Vốn tham gia thành lập ngân hàng của các tổ chức phải đảm bảo điều kiện sau:

– Đối với các tổ chức được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm: việc góp vốn phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật hiện hành;

– Đối với tổ chức khác: Vốn chủ sở hữu trừ đi các khoản đầu tư dài hạn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu và Tài sản ngắn hạn trừ đi nợ ngắn hạn còn lại tối thiểu bằng số vốn góp theo cam kết (cách xác định cụ thể theo Phụ lục số 06 đính kèm).

– Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định: vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định theo quy định tối thiểu phải bằng số vốn góp theo cam kết.

Xem thêm: Vai trò của việc huy động vốn trong hoạt động của ngân hàng?

Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như thế nào?

4/ Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

Về cơ bản, đây đều là loại vốn ban đầu mỗi ngân hàng khi mới thành lập đều phải có và đều được nhà nước quy định. Vậy phân biệt chúng thế nào?

  • Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp.
  • Vốn điều lệ bao gồm vốn pháp định. Vốn điều lệ phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tín dụng, ngân hàng khi góp vốn.
Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như thế nào?
Vốn điều lệ đóng vai trò quan trọng như thế nào?

Như vậy, quy định của nhà nước về vốn pháp định của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam khá rõ ràng và kỹ lưỡng. Bởi ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đặc biệt nên phải kiểm soát chặt chẽ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *